30 thg 11, 2015

Dạy trẻ viết chữ dẹp khi trẻ vào lớp 1


Là giáo viên luyện chữ đẹp, đồng thời còn là một bà mẹ trẻ, dạy con luyện chữ  đẹp luôn là một trong những niềm đam mê lớn nhất của tôi. Khi Cường – con trai đầu của tôi bước sang tuổi thứ 5, tôi đã bắt đầu dạy bé viết chữ đẹp. Đến nay, khi chỉ còn một mùa hè nữa là vào lớp 1, bé Cường  đã có thể đọc vanh vách những quyển sách văn học dài tập.


dạy trẻ viết chữ đẹp

Đương nhiên, tôi không khuyến khích các bà mẹ dạy ép trẻ luyện chữ trước tuổi lên 6 – lứa tuổi đã được các nhà khoa học khẳng định là phù hợp cho trẻ học chữ. Tuy nhiên, có con biết đọc, biết viết sớm vẫn luôn là niềm tự hào của những ông bố bà mẹ Việt.
Tôi xin chia sẻ với các mẹ cách dạy con học chữ của bản thân mình. Phương pháp này hoàn toàn có thể áp dụng cho trẻ ở mọi lứa tuổi. Chỉ xin các mẹ một lưu ý: Hãy bắt đầu khi thấy con đã sẵn sàng.
1. Đọc sách cho con nghe hàng ngày
Việc đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày thực tế không thể giúp con bạn biết đọc. Tuy vậy, nó lại có một tác dụng to lớn trong việc tạo niềm yêu thích và hứng khởi với sách và các chữ cái cho con. Trong khi đọc truyện cho bé, tôi luôn tạo sự tương tác, hỏi con những nội dung có trong truyện. Điều này giúp bé Cường hiểu hơn những gì con được nghe. Mặt khác, tôi luôn cố gắng làm gương cho con. Dù rất bận rộn, tôi luôn để Cường thấy mình đang đọc sách mỗi ngày. Các mẹ có thể đọc báo, tạp chí, sách dạy nấu ăn hay tiểu thuyết… Trẻ sẽ thấy đọc sách là một việc tốt mà người lớn cũng luôn làm hàng ngày để từ đó noi theo.
2. Dạy trẻ làm quen với chữ cái viết thường trước
Hẳn các mẹ đều nhận thấy sách giáo khoa luôn luôn dạy chữ viết hoa trước chữ viết thường? Tuy nhiên theo thống kê, chữ viết hoa chỉ chiếm 5% trong mọi văn bản hay sách báo, hay truyện đọc. Do vậy, tôi đã quyết định cho bé Cường  làm quen với những chữ cái ở dạng viết thường trước. Chữ viết thường rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng đọc của trẻ.
3. Đừng quá quan trọng vào việc phát âm chuẩn
Trẻ học chữ ban đầu không thể phát âm chuẩn như người lớn mong muốn. Đó là điều hiển nhiên. Những khiCường phát âm sai, tôi thường không la mắng hay bắt con đọc đi đọc lại cho đến khi chính xác. Những hình phạt này vô hình sẽ làm giảm hứng thú học tập của con. Các mẹ hãy coi đây chỉ như một bước tiến xa hơn trong quá trình tập đọc, không phải là mục địch cuối cùng. Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, bé sẽ tự sửa chữa và hoàn thiện khả năng phát âm của mình.


dạy bé luyện viết chữ

4. Hãy để con đọc và viết cùng một lúc
Trẻ nhỏ sẽ biết đọc nhanh hơn nếu cùng tập đọc và viết một lúc. Khi cho Cường đọc sách, tôi luôn khuyến khích con đồng thời đánh vần và viết chữ cái đó ra. Điều này sẽ kích thích trí não và giúp trẻ nhớ lâu bởi vừa đọc vừa viết chẳng khác nào “học đi đôi với hành”.
5. Dạy con phát âm từng chữ cái kèm ví dụ sinh động
Khi dạy con phát âm từng chữ cái đầu tiên, tôi luôn chỉ mặt chữ thật cụ thể kèm theo vô vàn những ví dụ. Có hai cách để tạo sự hứng khởi và nhớ lâu cho trẻ. Đó là sử dụng những tấm card nhỏ in hình chữ cái kèm hình ảnh hoặc chỉ cho con những chữ cái xuất hiện trong môi trường xung quanh như các biển báo giao thông, biển hiệu quảng cáo, nhãn hiệu thực phẩm, quần áo, tạp chí…. Bé Cường luôn giữ gìn rất cẩn thận bộ card có những chữ cái tôi tặng như một món đồ chơi thú vị hay những khi đi siêu thị cùng con, tôi thường chỉ những chữ cái đầu nhãn hiệu, đọc nó cho con và hỏi “Cường có biết từ mẹ vừa đọc bắt đầu bằng chữ cái nào không nhỉ?
Trẻ con thường còn rất ham chơi và khó có khả năng tập trung lâu dài, mẹ cần kiên nhẫn khi dạy con tập đọc. Dù có cách dạy con viết chữ đẹp  theo phương pháp nào đi chăng nữa, các mẹ cũng nên chú ý yếu tố tiên quyết đó là truyền được sự hứng khởi và đam mê cho con. “Học mà chơi, chơi mà học” chính là chìa khóa thành công trong việc giáo dục con trẻ mà tôi luôn tâm niệm.
TRUNG TÂM LUYỆN CHỮ ĐẸP ĐÀO VŨ
Địa chỉ: Tầng 18 – Tòa Nhà N105 – Nguyễn Phong Sắc – Cầu Giấy – Hà Nội.
Điện thoại: 0463.282.111 – Di Động: 0965.271.987

26 thg 11, 2015

Những điều cha mẹ không nên dặn dò với con


Khi còn là một đứa trẻ, bố mẹ hay dặn dò con cái rất nhiều thứ,  từ cách dạy con mặc quần áo, nói năng, cư xử với các bạn, cách dạy con viết chữ đẹp, cách cầm bút viết như thế nào cho đúng. Nhưng không phải mọi lời khuyên của ba mẹ đều đúng. Các cha mẹ cần biết lời dặn dò con như thế nào là đúng và tốt cho con nhất.
dạy con luyện chữ

Sau khi con ăn 1 tiếng thì không nên vận động
Các bậc cha mẹ đều biết là bất kỳ một bài tập thể dục nào ngay sau khi ăn sẽ khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không nên vận động sau ăn. Khoảng cách ăn sau 1 tiếng, dạ dày cũng đã chuyển hóa thức ăn thành dinh dưỡng nên bé vận động cũng không có gì là quá nghiêm trọng.
Không được nuốt hạt trái cây vì nó sẽ mọc thành cây trong bụng con.
Đúng là khi bé ăn trái cây thì sẽ khó tránh khỏi việc nuốt phải hạt của trái cây. Nhưng sẽ không quá nguy hiểm khi hạt trái cây không quá cứng, hạt sẽ được ra ngoài theo đường ruột. Cách tốt nhất là hãy gọt sẵn hoa quả và loại bỏ hết hạt trước khi cho bé ăn.
Con không sửa thói quen viết chữ xấu, sẽ bị các bạn xa lánh.
Đúng là viết chữ xấu thì không được tốt lắm, nhưng điều này có thể khắc phục được. Hãy cho bé luyện tập viết các kiểu viết chữ đẹp tại các trung tâm luyện chữ đẹp uy tín hoặc cùng bé luyện rèn chữ viết tại nhà để khắc phục tình trạng viết chữ xấu của bé.


luyện chữ cho con

Không được nuốt kẹo cao su vì nó sẽ nằm trong bụng của con 20 năm
Trên thực tế, chẳng may bé có nuốt miếng kẹo cao su vào bụng thì nó sẽ đi qua ruột và cũng ra ngoài theo đường hậu mô như các loại thực phẩm khác. Vậy không có gì là quá nghiêm trọng khi bé lỡ nuốt phải bã kẹo cao su. Hãy nhẹ nhàng nhắc cho bé biết là không nên nuốt kẹo cao su, nếu có thể hãy hạn chế bé nhai kẹo cao su là tốt nhất.
Thời tiết lạnh sẽ làm con bị bệnh
Cảm cúm gây ra do virus chứ không phải tại thời tiết. Nhiệt độ hay không khí không có khả năng làm bạn bị nhiễm virus. Bạn bị ốm vào mùa đông là do ở trong nhà quá nhiều, cơ thể ít vận động, tiếp xúc với nhiều người và cả vi trùng từ họ nữa. Thay vì cho con uống thuốc, hãy cho trẻ vận động nhiều để cơ thể có sức đề kháng tốt.
Có nhiều cách để dạy con ngoan, các cha mẹ hãy lựa chọn cách dạy con thông minh nhất, đưa ra cho bé những lời khuyên tốt nhất và cùng  cách luyệnviết chữ đẹp tại nhà với bé để phát triển chữ viết và cả nhân cách của bé.

TRUNG TÂM LUYỆN CHỮ ĐẸP ĐÀO VŨ

Địa chỉ: Tầng 18 – Tòa Nhà N105 – Nguyễn Phong Sắc – Cầu Giấy – Hà Nội.
Điện thoại: 0463.282.111 – Di Động: 0965.271.987
E-mail: – Website :
http://luyenchudep.info/

25 thg 11, 2015

Dạy con kiểu Việt Nam: hoạt bát, lễ phép đã là đủ?

Hôm rồi ở Paris, đến thăm nhà một người bạn, thấy cậu bé nhà ấy ăn nói lanh lẹ, chào hỏi lễ phép, tôi thích quá. Trẻ con cỡ tuổi tiểu học mà nói năng hoạt bát như vậy không nhiều. Nhưng câu chuyện của mẹ cậu kể với nỗi lo, làm tôi nhiều suy ngẫm liệu cách nuôi con theo kểu Việt Nam liệu đã đủ ?

day con le phep
Cậu bé đến trường lần đầu khi đã 5 tuổi. Trong mấy năm đầu, lời phê của giáo viên đều nhấn mạnh cậu không thân thiện, đối xử với các bạn gái cộc cằn, thiếu lịch sự.

Cả gia đình cứ bò ra cười vì lời phê ấy là “chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ” và không chú ý lắm. Nhưng cuối cùng vào năm lớp 2, giáo viên đã đề nghị gặp phụ huynh. Thì ra ở lớp cậu vẫn hành xử kiểu giật tóc bạn, không biết nhường lối đi cho bạn gái, không hỏi thăm sức khỏe các giáo viên, và hàng trăm vấn đề cần rèn luyện để trở thành một người bình thường.

Chỉ là tiêu chí người bình thường, không phải thần đồng nhưng vẫn quan trọng đối với một nền giáo dục Pháp. Bạn tôi lúc ấy mới thấy lo. Là nỗi lo sợ con không hòa nhập được trong môi trường lớp học. Nhưng suy nghĩ thật kỹ, chị mới nhận ra rằng, lâu nay đã phó mặc con cho nhà trường giáo dục, mà quên bổn phận giáo dục từ gia đình mới là nền tảng quan trọng để tiếp thu kiến thức của xã hội.
day con le phep 1

Trong gia đình, mọi người cũng chỉ bảo ban lễ phép chào hỏi, kính hiếu kiểu truyền thống Việt Nam, và thấy yên tâm khi cháu biết thực hiện đúng như vậy. Nhưng hóa ra chưa đủ. Những biểu hiện rất bình thường của một đứa trẻ theo lối giáo dục gia đình Việt vẫn là rất thiếu so với một xã hội phương Tây có kỷ luật, để trong cuộc sống sinh hoạt có cường độ cao, mọi hành xử không bị rối loạn, không thiếu tính nhân văn, giữ gìn được tình cảm con người mà công việc hiệu quả.

Con của chị ở trong nhà chưa biết tự chăm sóc bản thân, đòi bố mẹ mua chim kiểng nhưng lại không tập thói quen chăm sóc vật nuôi. Ngay truyền thống tôn trọng phụ nữ phải được rèn luyện từ nhỏ, từ biết nhặt giúp bạn một cuốn vở đến nhường bạn trong lúc xếp hàng, lấy thức ăn hay mở cửa.

Những giờ học thủ công ở tiểu học của Pháp thường kết hợp giữa thực hành vọc đất trong lớp và tham quan bảo tàng gốm sứ dân gian. Dù không bắt buộc, nhưng các bậc cha mẹ Pháp đều biết cần đưa con đến các bảo tàng chuyên đề để củng cố kiến thức khô cứng của lớp học, tạo cho con có kiến thức, biết yêu văn hóa nghệ thuật và có vốn hiểu biết nền tảng. Rèn con từ thuở còn thơ mới mong tạo ra một con người thích ứng tốt trong xã hội nhiều áp lực.

Các phương pháp tư duy logic nhận thức xã hội đều dạy từ các bậc học thấp nhất, phát triển dần lên các bậc học cao hơn, để tốt nghiệp phổ thông đã trưởng thành về mặt tư duy, sẵn sàng cho việc học tiếp một nghề nghiệp sẽ theo đuổi trong đời.

Tôi bỗng nhớ những bà mẹ vui sướng vì đứa con trai lớn ngồng của mình ra nước ngoài một, hai năm trở về biết giúp mẹ cầm cái túi xách nặng, biết mở cửa nhường đường và cho rằng mọi điều tốt đẹp của một nền văn hóa tiên tiến đã ngấm. Nhưng cuộc trải nghiệm về các bậc tiểu học ở Pháp đã cho tôi thấy, như trường hợp cụ thể con trai bạn tôi giáo dục trong gia đình hoàn toàn theo lối Việt để lại nhiều lỗ hổng nhằm hoàn thiện con người.

Điều quan trọng thứ hai là rèn luyện khả năng tư duy phải từ nhỏ, nếu đã kết thúc bậc phổ thông rồi thì rất khó bắt đầu. Chính những lỗ hổng đó làm phần lớn du học sinh Việt khi ra nước ngoài không hòa nhập được với sinh viên quốc tế.

Có em than phiền sau 5 năm đại học ở Anh, em vẫn không hề có một người thân thiết người bản xứ. Điều đó là một áp lực khi một mình sống và học hành ở xứ người.

Tôi biết GS. Hồ Ngọc Đại, người đã bỏ 40 năm để nghiên cứu và chờ đợi Bộ Giáo dục – Đào tạo áp dụng công nghệ giáo dục đối với bậc tiểu học. Đó là tổ chức giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm, xây dựng khả năng tư duy tích cực cho trẻ. Giáo viên thiết kế, học sinh thi công, thầy tổ chức, trò hoạt động thay cho giáo viên giảng giải, học sinh nhắc lại.

Phương pháp giáo dục là phương pháp để trẻ em chiếm lĩnh thực tại, chiếm lĩnh đối tượng khoa học, đi lại con đường nhà bác học đã đi, người nghệ sĩ đã đi, không buộc trẻ tiếp nhận chân lý có sẵn. Công nghệ này muốn thay thế nền giáo dục nhồi nhét, thầy đọc trò chép, về nhà thì học thêm và gò lưng luyện giải bài mẫu.

Vâng, có niềm hy vọng nào không khi con em chúng ta luyện giải bài mẫu suốt 12 năm rồi bỗng nhiên thay đổi phương pháp tư duy hoàn toàn khi ra nước ngoài học tập?

Theo Đoàn Hồng Lê - Doanh nhân Sài Gòn

24 thg 11, 2015

Viết chữ đẹp





Hướng dẫn viết chữ đẹp tại trung tâm luyện chữ đẹp Đào Vũ




Làm gì để con thông minh hơn




Những đứa trẻ thông minh thường có khả năng nghĩ ra rất nhiều trò qoái quỷ và rất nghịch. Vậy cách nuôi con giỏi như thế nào để bé có thể phát huy được hết khả năng thông minh của mình ? Có những mẹo cực đơn giản nhưng đã được các nhà khoa học xác nhận sẽ giúp trẻ thông minh hơn xin chia sẻ với các mẹ.
day-con-thong-minh-hon


Cho bé uống sữa có chứa DHA, gửi bé theo những trường mẫu giáo quốc tế “nghìn đô” xịn nhất, mua cho con những đồ chơi trí tuệ đăt đỏ nhất…là những nỗ lực “vô biên” của các ông bố bà mẹ nhắm giúp trẻ thông minh. Tuy nhiên, có những yếu tố cực kỳ bất ngờ ảnh hưởng đến não bộ trẻ mà mẹ không hề biết.

Trẻ sơ sinh nặng khoảng 3kg là thông minh nhất
Xã hội ngày càng phát triển, điều kiện sống được nâng cao là một trong những yếu tốt khiến cho nhiều bà mẹ ngay từ khi mang bầu đã được coi chẳng khác gì đang mang “báu vật quốc gia”. Bổ sung quá nhiều thuốc bổ, chú trọng quá vào các chất dinh dưỡng nhưng lại thiếu việc vận động, thể dục thể thao dẫn đến việc thai nhi dư thừa chất dinh dưỡng ngày càng cao.

Các bà mẹ luôn thích con mình từ trong bào thai đã “cao to khỏe mạnh”. Mong muốn sinh ra một đứa trẻ bụ bẫm là điểm chung của rất nhiều mẹ Việt. Đây là một niềm mong mỏi xuất phát từ ý tốt, vậy nhưng nó lại không hề khoa học. Nhiều người cho rằng nếu mẹ bị suy dinh dưỡng có thể gây chậm phát triển bào thai, sinh con nhẹ cân cũng khiến nhận thức của trẻ kém hơn. Tuy nhiên, sự thật lại ngược lại: Nếu em bé trong bụng bị thừa cân, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ mà quan trọng hơn, các chất béo cũng sẽ ảnh hưởng đến não bộ con, nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường và các bệnh về đường tiêu hóa khác khi lớn lên là rất cao. Theo các nhà khoa học, những em bé được sinh ra nặng khoảng 3kg là thông minh nhất và có não bộ phát triển tốt nhất.

Chọn đúng thời điểm đẹp: nam 30 nữ 23 để tiến hành“sản xuất” cũng giúp bé thông minh hơn.
Theo nghiên cứu của một nhà di truyền học người Pháp, những người con đuợc sinh ra khi người cha ở độ tuổi 30 – 35 thông minh và ưu tú hơn hẳn so với những người được sinh ra khi người cha ở độ tuổi khác. Chất lượng tinh trùng của đàn ông đạt chất lượng cao và mạnh mẽ nhất khi chủ của nó ở độ tuổi 30, và kéo dài phong độ này được những 5 năm. Sau đó, chất lượng tinh trùng giảm dần, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con trẻ.

Trong khi đó, tuổi sinh sản lý tưởng ở phụ nữ là từ 23 – 30 tuổi. Thời điểm này, cơ thể phát triển hoàn thiện, bộ máy sinh dục hoạt động tốt nhất, nguy cơ biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở ít nhất, chất lượng trứng tốt nhất… tất cả những điều này sẽ giúp cho bé có sự phát triển trí não tốt nhất.

Làm một phép tính đơn giản, có thể thấy, những cặp vợ chồng cách nhau 7 tuổi hoặc thậm chí “trúng” được độ tuổi đẹp: nam 30 nữ 23 dễ có khả năng sinh thiên tài. Không những vậy, xét trên góc độ thực tế, ở độ tuổi này, sức khỏe, khả năng làm kinh tế… của cả người cha lẫn người mẹ đều thuận lợi, giúp chăm sóc bé tốt hơn.

2 tuổi đi mẫu giáo con sẽ thông minh hơn
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, 85% trí tuệ và tính cách của trẻ nhỏ hoàn thiện vào năm 5 tuổi. Do đó, người mẹ cần chú ý dạy dỗ và giáo dục con trước mốc 5 tuổi này. Cũng thêm vào đó, thời điểm tốt nhất để bắt đầu dạy dỗ và giáo dục mầm non cho trẻ được các nhà khoa học khuyên là nên từ 2 tuổi.
Trẻ 2 tuổi được theo học tại các trường mẫu giáo sẽ có kỹ năng nhận thức tốt hơn trẻ ở nhà bố mẹ dạy. Đến khi được 4 tuổi, các bé cũng sẽ đạt được những kỹ năng như: đọc, từ vựng, toán học, màu sắc, vận động…tốt hơn so với những bé đi mẫu giáo muộn hoặc ở nhà để bố mẹ, ông bà hay giúp việc chăm sóc.
Một nghiên cứu độc đáo kéo dài 25 năm dựa trên 900 trẻ em Chicago (Mỹ) cũng cho thấy những bé đi học mẫu giáo năm 2 tuổi trở thành người thành đạt hơn trong cuộc sống, có thu nhập cao, trong khi những người hiện đang là lao động có thu nhập thấp, trước đây đều không đi học mẫu giáo.

Để trẻ sơ sinh soi gương nhiều cũng khiến trí não bé phát triển
Nhiều mẹ Việt có quan niệm cổ hủ khi cấm cho con soi gương bởi sự bé sẽ chậm nói. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác. Cho phép bé được nhìn bản thân mình trong gương và tự khám phá về hình dạng cơ thể mình sẽ giúp trí não trẻ phát triển. Có thể ban đầu, bé sẽ không nhận ra người trong gương chính là mình. Tuy nhiên, sau một thời gian tiếp xúc, não trẻ sẽ có sự ghi nhận và tự động liên kết để hình thành khái niệm về chính mình trong gương. Khi nào bé biết người trong gương chính là bé? Hãy bôi một mẩu son lên mũi con rồi cho bé soi gương. Nếu bé giờ tay sờ vào vết son trên mặt mình tức là bé đã biết. Nếu bé giơ tay sờ vào vết son trên gương, mẹ có thể thử lại vào một dịp khác.

Đứa trẻ hạnh phúc là đứa trẻ thông minh
Kể cả mẹ đã có một ngày tệ hại, tuyệt đối đừng đổ chúng lên đầu trẻ và phải luôn vui vẻ với con. Trẻ sơ sinh cảm nhận rất rõ trạng thái cảm xúc của bố mẹ và từ đó chúng cũng bị ảnh hưởng tâm trang theo. Nếu mẹ đang có tâm trạng xấu, đau khổ, buồn bã hay giận dữ, em bé cũng sẽ trở tnên đau khổ. Luôn luôn mỉm cười và làm cho em bé cảm thấy hạnh phúc. Trẻ hạnh phúc hơn là trẻ thông minh hơn. Hãy tìm hiểu cách làm bé hạnh phúc tại đây

Bạn nuôi đứa con thiên tài của bạn ra sao ?


Một chú ong thợ, nếu được cho ăn một loại thức ăn nhất định, trong một thời kỳ nhất định, về sau có thể trở thành ong chúa. Nhưng nếu bỏ qua “thời điểm vàng” ấy, sau này cho dù có được nuôi dưỡng bao lâu, với đúng loại thức ăn ấy, nó muốn trở thành ong chúa cũng không được. Với mọi đứa trẻ cũng vậy - trong từng giai đoạn nhất định nếu được nuôi dạy đúng cách, chúng hoàn toàn có thể trở thành thiên tài, không phụ thuộc vào gen hay cơ may thiên phú. Hãy yêu con bằng cách tinh tế nhất để thực sự hiểu con và nuôi dạy đúng cách nhất.

Quy luật năng lực giảm dần
Mỗi loài động vật đều có một thời kỳ nhất định để phát triển năng lực nhất định. Có những năng lực mà thời kỳ dành cho việc phát triển khá dài nhưng cũng có những năng lực chỉ phát triển trong thời gian rất ngắn. Nếu bỏ qua giai đoạn ngắn ngủi này, các năng lực ấy sẽ giảm dần, thậm chí vĩnh viễn mất đi.
Mỗi đứa trẻ bình thường đều có sẵn 100 phần năng lực. Thời điểm bắt đầu giáo dục càng muộn thì chỉ số năng lực càng giảm dần. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, muốn trẻ con giỏi ngoại ngữ, hãy bắt đầu từ trước10 tuổi. Muốn giỏi piano, tốt nhất là học trước 5 tuổi. Còn với violin thì phải bắt đầu từ lúc 3 tuổi… Đây là quy luật năng lực giảm dần, mấu chốt quan trọng mà bất cứ ai quan tâm đến việc giáo dục con thành thiên tài đều cần biết.

Những thiên tài 0-3 tuổi
Khả năng tiếp thu của trẻ trong giai đoạn 0-3 tuổi có thể nói là thiên tài. Những thông tin được nạp vào trong thời kỳ này sẽ nhập toàn bộ vào vùng tri thức tiềm tàng, như máy tính được nạp dữ liệu một cách tỉ mỉ và có khả năng tư duy, suy luận rất độc lập. Khả năng xử lý thông tin ưu việt chỉ có ở trẻ nhỏ (người lớn không có điều này) khiến chúng trở thành chuyên gia trước bất kỳ từ ngữ hóc búa nào. 

Ở thời kỳ này, trong não trẻ có một bộ phận tiếp thu ngôn ngữ rất ưu việt. Ở vượn người hay các loài động vật được cho là thông minh khác không hề có bộ phận này. Trẻ nhỏ có thể nhớ từ mà không phải vừa nghe vừa lý giải ngữ nghĩa. Ban đầu chỉ là những âm thanh đơn giản, từ ngữ ngấm vào vùng tri thức tiềm tàng trong não. Khả năng lý giải sẽ tiến bộ dần. Phần tri thức tiềm tàng cũng được tích lũy nhiều hơn, đến lúc những từ ngữ mà trẻ không hiểu nghĩa đã nằm sẵn trong đầu cũng trở nên có ý nghĩa. Trẻ càng nhỏ, càng được kích ứng trong môi trường giáo dục cao độ, tố chất thiên tài càng dễ “ngấm” hơn. Đây là món quà thích nghi với môi trường mà trẻ nhỏ được tự nhiên ban tặng.

Với trẻ 0-1 tuổi, đa phần chúng ta chỉ có thể làm được một việc là cho con nghe nhạc. Đây là một thiếu sót lớn. Có rất nhiều việc khác mà bạn có thể làm, nhằm kích ứng tri giác cho trẻ. Ngay từ khi mới ra đời, thông qua 5 giác quan, trẻ đã bắt đầu tìm hiểu và nhận biết thế giới xung quanh. Khả năng thích ứng cũng lớn lên rất nhanh. Thời kỳ này, nếu trẻ có ngay đồ chơi xung quanh, 5 giác quan sẽ được hỗ trợ phát triển tốt hơn. Việc tiếp xúc hàng ngày với những người lớn nhiều kinh nghiệm trong giáo dục trẻ con cũng là một sự kích ứng tri giác tuyệt vời.

Chữ nghĩa làm thay đổi cấu tạo não
Tiến sĩ Grain Doman, chuyên gia nổi tiếng về trị liệu cho trẻ bị khuyết tật não, đã khẳng định: “Về sự phát triển não của trẻ em, kỹ năng quyết định cấu tạo”. Tại trung tâm nghiên cứu trị liệu trẻ khuyết tật não của ông, trừ những trẻ em mù, còn lại tất cả trẻ nhỏ (từ sơ sinh) đều được nhận chương trình chăm sóc đặc biệt để đến 1,5 tuổi là biết đọc. Mọi người có thể nhìn thấy hàng trăm đứa trẻ khuyết tật não trong độ tuổi 2, 3, 4 đã bắt đầu đọc chữ, lớn hơn thì đọc và hiểu vài cuốn sách. Trong số trẻ 3 tuổi, có bé đọc được vài thứ tiếng và hiểu được nội dung mình đang đọc. 

Bằng việc kích thích chức năng của não phát triển như thế sẽ có hiện tượng cấu tạo của não cũng phát triển, và hộp sọ có thể lớn gấp 3-4 lần bình thường. Việc dạy chữ cho trẻ còn giúp hình thành đường phản hồi thị giác tốt. Khi não có các khởi đầu trưởng thành như vậy sẽ làm cấu tạo của cả bộ não phát triển theo hướng tốt hơn. Ở trẻ càng nhỏ tuổi, hiện tượng này diễn ra càng rõ rệt. Có thể nói, việc nhớ chữ thực sự làm thay đổi chức năng và cấu tạo của não. 

Nếu trẻ chỉ ăn uống và vận động mà không có giáo dục, não của chúng cũng chỉ hoạt động như não các loài vật thông thường. Đây gọi là hệ tín hiệu thứ nhất. Nhưng ở người còn có một hệ tín hiệu thứ hai mà động vật khác không có. Đó là hệ sử dụng ký tự, chữ số, chữ viết để suy nghĩ, phán đoán. Để có thể đọc được chữ, hệ tín hiệu thứ hai phải hoạt động tích cực. Mà để hệ tín hiệu thứ hai hoạt động tích cực, việc giáo dục trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt. Nếu để tới khi trẻ 6 tuổi, thời điểm nếp nhăn trên vỏ não đã hình thành tới 60-80%, hiệu quả của hệ tín hiệu thứ hai sẽ bị giảm đi rất nhiều.

Trẻ càng nhớ nhiều chữ, chất lượng não bộ càng phát triển. Sắc tố mắt từ đó cũng thay đổi theo, sáng và linh hoạt hơn. Cho dù con bạn có là đứa trẻ “yếu kém” đến đâu cũng đừng nản lòng trong việc dạy chữ để phát triển vốn từ và ngôn ngữ cho con. Chữ nghĩa hoàn toàn có khả năng làm cấu tạo não thay đổi.

Hoa cúc và lưỡi dao  
Đó là tên một cuốn sách của tác giả Lus Benetick. Trong cuốn sách này, ông có đề cập đến “đường cong sinh hoạt” (đường cong nghiêm khắc) trong việc nuôi dạy trẻ. Cần nghiêm khắc giáo dục con ngay khi chúng còn bé hay chỉ nên áp dụng điều này khi chúng đã khôn lớn?
Chỉ riêng vấn đề này đã thấy Mỹ và Nhật có hai cách giáo dục hoàn toàn trái ngược. Ở Nhật, trẻ nhỏ thường được nuông chiều và được phép ích kỷ. Đến khi chúng lớn, bố mẹ mới áp dụng những cách giáo dục nghiêm khắc hơn để uốn nắn con. Ở Mỹ thì ngược lại. Càng nhỏ, trẻ con càmg được dạy dỗ nghiêm khắc. Đến lớn, sự nghiêm khắc càng ngày càng được nới lỏng dần. Mỗi phương pháp đều có những ưu – nhược riêng và các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từ khi sơ sinh tới 3 tuổi, phải hết sức nghiêm khắc trong việc giáo dục. Từ 3 tới 6 tuổi thì nới lỏng hơn. Từ 6 đến 9 tuổi, có thể nới lỏng hơn chút nữa. Sau đó trở đi, cha mẹ có thể dạy dỗ con bằng cách nói chuyện thẳng thắn. Những đứa trẻ không được dạy bảo nghiêm khắc trong 6 năm đầu đời, sau này dễ phạm pháp, tự tử và làm những việc nổi loạn.

Cha mẹ không có phương châm giáo dục con, không có kế hoạch, mục đích rõ ràng mà chỉ làm tùy hứng, nhất thời thì con cái không thể trở thành những tài năng như mong đợi. Hãy  xây dựng khả năng tư duy tích cực cho trẻ để bé có thể bộc lộ hết thiên năng của mình.

Nguồn: Đẹp


23 thg 11, 2015

Cách yêu con tinh tế nhất là thật sự hiểu con

"Con phải làm theo lời mẹ" là cách nói quen thuộc của mẹ khi muốn con nghe lời. Tuy nhiên, đây đôi khi lại là nguyên nhân khiến bé cảm thấy mình bị áp đặt và mất đi sự tự giác khi làm theo lời mẹ dù đó có là những chỉ bảo hướng bé đến điều tốt đẹp.

Hình minh họa

Nếu mẹ nghĩ tình yêu dành cho bé chỉ thể hiện qua những âu yếm, chăm lo hằng ngày; những kế hoạch tương lai; thì đó hoàn toàn chưa đủ. Bởi bé cần được hiểu. Và hiểu con chính là cách yêu con tinh tế nhất.

Lắng nghe điều con nói
Những trò nghịch ngợm hay cơn bướng bỉnh thất thường của bé sẽ khiến mẹ mất đi sự kiên nhẫn và rút ra kết luận "Con hư quá!". Nhưng trước khi mắng bé, mẹ hãy chậm lại và nhẹ nhàng hỏi bé "Vì sao con làm như vậy?"

Đấy chính là chìa khoá để mở cửa bước vào thế giới của bé. Chị Hoàng Diệp (Tân Bình, TPHCM) chia sẻ: "Có lần bé Kim nhà mình không chịu chào khi khách đến nhà. Mình giận lắm nhưng cố nén lại, hỏi bé vì sao. Bé nhìn mình mặt rất đau khổ: "Vì con không quen bác ấy nên không chào mẹ ơi!".

Khi đã biết nguyên nhân, cuộc nói chuyện của hai mẹ con diễn ra đơn giản hơn nhiều. Kết quả, con đồng ý với mình rằng sau này sẽ luôn luôn phải chào khách, dù cho có là người quen hay không vì đấy là phép lịch sự."

Thường trò chuyện cùng con
Mỗi ngày, công việc bận rộn thường khiến không ít mẹ "quên" trò chuyện cùng con. Thủ thỉ với bé về những thứ linh tinh như con chó nhà bên trêu con mèo nhà mình, bạn Hoa bạn thân của con không biết ăn bí đỏ... sẽ là những bước đầu tiên giúp bé cảm thấy tin tưởng để chia sẻ với mẹ những điều lớn lao hơn.

Cho con tham gia những công việc phụ giúp mẹ
Từ 3 - 4 tuổi, bé đã ý thức được phụ giúp cha mẹ là việc tốt. Thế nên các mẹ nên khuyến khích con cùng làm những việc đơn giản như chăm sóc cây, làm bánh hay dọn dẹp nhà cửa.

Tâm lý các mẹ thường giao cho bé làm việc nhưng đi theo can thiệp từng ly từng tí, khiến bé mất tự tin, làm gì cũng sợ sai. Chị Hoàng Diệp tâm sự: "Rút kinh nghiệm, mình phân công cho bé phần việc rõ ràng và không can thiệp quá sâu trong lúc thực hiện.

Chỉ cần nói "Con làm đi, cái gì không làm được thì nhờ mẹ giúp nhé!". Dù kết quả có thế nào, bé vẫn cảm thấy được khuyến khích và thấy được việc làm của mình có ý nghĩa." Làm việc chung cũng là thời gian quý báu để bé và mẹ tâm sự cùng nhau.

Hiểu cả thân thể con
Đỉnh cao của sự thấu hiểu là nghe được cả những điều bé không nói thành lời. Ngoài hiểu tính cách, hiểu suy nghĩ của bé; mẹ cần học cách "nghe" cả những điều thân thể bé muốn tỏ bày.

Những vết hằn đỏ xuất hiện trên da mỗi mùa tháng Tư cho mẹ biết bé dị ứng với phấn hoa loa kèn. Vết tì thường xuyên xuất hiện trên đầu gối sẽ nói bé rất thích quỳ xuống cỏ nhìn đường đi của kiến... Và làn da bé có thể "nói" với mẹ nhiều hơn mẹ nghĩ.

Theo một nghiên cứu về Da Liễu Nhi Khoa công bố trên tạp chí Pediatric Dermatology - Mỹ, ở tuổi lên 3, làn da bé vẫn còn mỏng hơn người lớn đến 30%.

Do đó, dưới tác động của môi trường, không như làn da người lớn, làn da mỏng manh của bé cần một loại sữa tắm làm sạch hiệu quả nhưng vẫn nhẹ dịu và giữ mùi thơm lâu để bé có thể vui chơi, chạy nhảy cả ngày.

Tình yêu mẹ dành cho con thể hiện ở những điều tinh tế nhất. Chỉ có sự tinh tế mới khiến mẹ làm được chiếc bánh đạt chính xác độ ngọt mà bé thích, tìm được món đồ chơi mềm mại mà bé mê, hay chọn được loại sữa tắm thích hợp cho làn da mong manh của bé. Và cách yêu thương tinh tế ấy bắt đầu từ sự thấu hiểu, lắng nghe.

Nguồn: Eva

Vì sao trẻ lại thường nhút nhát ?

tính nhút nhát của béHầu hết trẻ em đều có lúc nhút nhát hoặc thiếu tự tin. Khi bé sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội thông thường, có thể bé đang bị rối loạn lo âu xã hội. 

Trẻ bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi người khác nhìn mình hoặc bị phê bình, luôn sợ rằng hành vi của mình sẽ khiến bản thân rơi vào tình huống khó xử hoặc bị bẽ mặt. Vậy làm thế nào để bé hết tính nhút nhát ?


1. Không tạo áp lực cho bé.

“Bé nhà tôi không nhìn vào mắt người đối diện và cũng ngại chào hỏi. Tôi phải làm gì đây?”
Dù bạn có muốn thế nào cũng đừng bắt ép bé phải nhìn vào mắt người đối diện. Bé nhà bạn có thể muốn cất lời chào nhưng vì quá nhút nhát; do đó, chỉ trích bé là không công bằng. Bạn có thể thực hành với bé tại nhà, động viên, khen ngợi mỗi khi bé nhìn thẳng vào mẹ khi nói chuyện.
Khi có khách quen đến nhà, bạn cần động viên bé làm như thế. Bé nhà bạn cần có tâm lý thoải mái, vì vậy, hãy khen ngợi: “Mẹ yêu khuôn mặt xinh đẹp hay cười của con”.
Từ từ xây dựng sự tự tin cho bé, rồi dần dần bé sẽ biết cách giao tiếp tốt hơn.
bé nhút nhát

2.Tìm những nơi bé thấy thoải mái 

“Cả nhà tôi chào đón ông bà nội ở dưới quê lên chơi. Tuy nhiên, bé nhà tôi khép nép chui vào một góc, không chạy lại chỗ ông bà. Liệu bé có quá nhút nhát không?”
Một cuộc gặp gỡ đông người là quá sức đối với bé nhút nhát. Vì thế, hãy bắt đầu giới thiệu ông bà với bé để bé cảm nhận được môi trường an toàn trong chính ngôi nhà của mình.
Có thể xây dựng sự tự tin cho bé bằng cách để ông bà ngồi cạnh bé và cùng xem phim hoạt hình. Cho bé gặp gỡ ông bà từ từ để bé củng cố lòng tin trước khi bé chơi với ông bà được lâu hơn.
Để tăng mạnh dạn cho con, nên cho bé tham gia thường xuyên các nhóm nhỏ như nhóm họ hàng, bạn bè trong nhà của bé. Chuẩn bị cho bé một bữa tiệc, nói với bé sẽ mời ai và chơi trò gì. Đừng ép bé phải hòa đồng với tất cả mọi người. Nếu có ai muốn gần gũi bé, người đó cần nhẹ nhàng, như kiên trì ngồi xổm để chơi cùng bé.

3. Hãy chơi cùng với bé thường xuyên hơn.

 “Bé nhà tôi từ chối đi chơi với những bé khác. Bé thường quấn lấy mẹ và chỉ thích có mẹ chơi cùng”
Bé không thích chơi với bạn bè mà chỉ bám lấy mẹ có thể với bé, như thế mới an toàn. Bạn cần bình tĩnh nói: “Mẹ không thể chơi với con bây giờ được. Con chơi với bạn Jack nhé”.
Bạn tránh giận dữ hay thất vọng về bé. Trước khi đưa bé đi chơi, bạn cần giải thích cho bé là bạn không thể chơi cùng con nhưng bạn sẽ tham gia nếu bé sẵn lòng chơi chung với bạn khác. Có thể động viên: “Hai mẹ con mình ra xem bạn Tôm đang làm gì đi”.
Hãy giới thiệu bé với những bé khác và đừng than thở về tính nhút nhát của bé với những bậc phụ huynh bên cạnh.

4. Thường xuyên khen ngợi bé.

“Bé nhà tôi chỉ có bố hoặc mẹ mới cho ăn uống được. Ngoài bố mẹ, ai cho gì bé cũng từ chối. Tôi phải làm sao?”
Có thể nhờ một vài người thân đưa cho bé đồ ăn nhưng phải lặp lại nhiều lần. Nếu bé từ chối, hãy tạm ngừng và nhờ họ thử lại sau đó. Đồng thời, bạn cũng nên ca ngợi những nỗ lực của bé: “Con cầm bánh của cô đi. Con nói cảm ơn cô ạ”.

5. Hãy lắng nghe bé.

“Bé nhà tôi nhát và ít nói. Ngay cả người thân trong nhà hỏi, bé cũng không muốn trả lời. Liệu tôi có nên lo lắng?”
Bé nhà bạn có thể có trục trặc về ngôn ngữ nhưng cần đưa bé đi khám trước khi kết luận.
Để bé biết lắng nghe, bạn cần đặt cho bé những chỉ dẫn đơn giản và rõ ràng. Nên dùng từ ngữ quen thuộc và không nóng vội trả lời thay cho bé. Bất cứ khi nào bé nói, bạn nên lắng nghe và kiên nhẫn, đồng thời cổ vũ bé kịp thời.