7 thg 12, 2015

Cách tìm gia sư luyện chữ đẹp tại nhà cho bé

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có hàng trăm trường học, trung tâm gia sư dạy kèm luyện viết chữ đẹp lớp 1 cho các bé luyện viết chữ đẹp. Tuy nhiên, để chọn được trung tâm  gia sư chất lượng để dạy kèm luyện viết chữ đẹp cho con bạn không phải là điều dễ. Sau đây mình xin giới thiệu với các quý phụ huynh 3 lưu ý cơ bản để giúp các phụ huynh có thể tìm được gia sư luyện chữ cho con mình một cách phù hợp nhất.

luyện viết chữ đẹp cho bé

Trình độ của gia sư luyện chữ đẹp

Với tình trạng cạnh tranh khốc liệt về việc làm thêm, cung nhiều hơn cầu thì việc lựa chọn được gia sư có trình độ chữu viết đẹp cao không quá khó. Tuy nhiên, bạn cần có các bài test khả năng của gia sư luyện chữ trước khi để gia sư dạy luyện viết chữ cho con mình.

Nếu bạn không có đủ năng lực để kiểm tra thì có thể nhờ bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Chữ đẹp bao gồm nhiều kĩ năng khác nhau, và không có giới hạn trong chuyên môn nhưng chỉ cần nhìn các mẫu chữ mà các gia sư viết hoặc tham gia cùng con 1 khóa học thử và quan sát phương pháp dạy học sinh lớp 1 viết chữ đẹp của giáo viên như thế nào là có thể biết được trình độ của các gia sư luyện chữ đạt mức độ như thế nào, có đủ khả năng gia sư cho con bạn hay không.

Đạo đức của gia sư luyện chữ đẹp
gia sư luyện chữ cho trẻ

Việc cho con luyện chữ đẹp sẽ giúp gắn kết con bạn với gia sư. Và ngoài kiến thức ra, con bạn có thể bắt chước và học theo gia sư luyện chữ rất nhiều thứ khác.

Đạo đức của gia sư luôn là vấn đề mà phụ huynh cần quan tâm hàng đầu Một gia sư có năng lực viết chữ đẹp nhưng không có đạo đức tốt không phải là một gia sư chất lượng. Việc ra vào nhà của bạn thường xuyên, tiếp xúc với con bạn liên tục như thế, thì lựa chọn gia sư luyện chữ ngoan và có phẩm chất tốt là điều cần thiết. Chính vì vậy, việc kiểm tra đạo đức của gia sư cũng quan trọng không kém việc kiểm tra năng lực viết chữ đẹp. Bạn không nên vội vàng kí hợp đồng dài hạn với gia sư, mà nên có từ 2-4 tuần thử việc, bạn nên cố tình tạo ra các tình huống và bài test để kiểm tra đạo đức của gia sư. Điều này sẽ giúp con bạn có môi trường học và phát triển tốt hơn!

 
Khoảng cách
Không bàn đến vấn đề nghiêm túc về thời gian của gia sư luyện chữ đẹp. Bạn cũng biết, thành phố Hà Nội vô cùng lớn, các trường Đại học, Cao đẳng nằm rải rác trên khắp địa bàn. Giao thông lại không ổn định.

Và nhiều sự cố ngoài ý muốn luôn trong tình trạng sẵn sàng xảy đến. Chính vì vậy, lựa chọn một gia sư giỏi, hay một trung tâm luyện chữ tốt, uy tín và ở gần khu nhà của bạn là lựa chọn tối ưu nhất, hạn chế được tất cả các khả năng, sự cố xấu xảy ra. Ví dụ như bạn ở khu vực Cầu Giấy thì tốt nhất nên cho con luyện chữ tại trung tâm luyện chữ đẹp Đào Vũ, địa chỉ tại tầng 18 tòa N105 – Nguyễn Phong Sắc – Cầu Giấy. Đảm bảo cho gia sư dạy kèm luyện chữ đẹp cho con bạn luôn đến đúng giờ. Giúp việc học của con bạn khoa học và ổn định hơn.
Trên đây là một số lưu ý các quý phụ huynh nên đặc biệt quan tâm khi tìm kiếm và lựa chọn gia sư luyện chữ đẹp để có cách luyện viết chữ đẹp tại nhà mình tốt nhất. Chúc bạn tìm được gia sư phù hợp cho bé!

Mọi thắc mắc về các khóa học luyện chữ cho trẻ 6 – 15 tuổi cũng như khóa học dành cho người lớn, xin liên hệ:

TRUNG TÂM LUYỆN CHỮ ĐẸP ĐÀO VŨ

Địa chỉ: Tầng 18 - Tòa Nhà N105 - Nguyễn Phong Sắc - Cầu Giấy - Hà Nội.
Điện thoại: (04) 63.282.111 - Di Động: 0965.271.987
E-mail: giasupro@daovu.vn - Website : http://luyenchudep.info/

3 thg 12, 2015

Những lớp học thú vị cho bé



Nếu bé nhà bạn đang ở ngưỡng sắp vào lớp 1 bạn có thể tham khảo những chương trình học hè cho bé dưới đây, hi vọng sẽ giúp bạn lựa chọn cho bé một mùa hè thật vui và bổ ích. Các nhà thiếu nhi trên địa bàn thành phố như nhà thiếu nhi TP.Hà Nội và nhà thiếu nhi các quận, các trung tâm luyện chữ, múa hát đã bắt đầu vào hè với việc khai giảng rất nhiều lớp học về thẩm mỹ như đàn, hát, múa, kịch… về thể thao như thể dục nhịp điệu, võ, bóng rổ, cầu lông, bơi lội…và các môn khác như Anh văn, tin học, luyện chữ đẹp… với thời khóa biểu linh hoạt, nhiều khung giờ khác nhau, dễ dàng cho các bậc phụ huynh lựa chọn.

1. Học một ngôn ngữ mới:
Mùa hè là thời điểm thích hợp cho bé làm quen với một ngôn ngữ mới. Theo đó, bạn có thể cho trẻ tham gia một lớp học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung… Trẻ sẽ rất thích thú khi được làm quen và tiếp xúc với các từ mới.

bé học tiếng Anh

Luyện chữ đang là một trong những lựa chọn được ưu tiên của các bậc phụ huynh. Bé đang ở giai đoạn học chữ, những nét chữ đầu đời không chỉ dừng lại ở việc đẹp hay xấu. Rèn chữ tăng cường sự ham thích học chữ của trẻ, vừa giúp trẻ làm quen với chữ viết khi vào năm học mới. cũng dần giúp bé rèn luyện những kỹ năng sống quan trọng, bé biết kiên trì, cẩn thận, có trật tự, cảm thụ cái đẹp… Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại có thể nhận xét tính cách của một người thông qua chữ viết của người đó. Vậy sao hè này không cho bé tham gia một lớp luyện chữ nhỉ?

lớp luyện chữ đẹp Đào Vũ


3. Một lớp học ngoại khóa hè cho trẻ:
Ngày nay trên địa bàn thành phố có rất nhiều trung tâm mở những khóa học hè cho trẻ, đa phần những khóa học này được thiết kế với nhiều hoạt động dã ngoại, thể dục thể thao, cho bé tìm hiểu về thiên nhiên, thế giới xung quanh,..v..v. Khi tham gia một khóa học hè ngoại khóa, em bé nhà bạn chắc chắn sẽ trở nên tự tin, vui vẻ và ham thích các hoạt động xã hội hơn. Đặc biệt khi kết thúc một mùa hè tuyệt đẹp, trẻ sẽ có nhiều kinh nghiệm thực tế, thậm chí có thể truyền cảm hứng cho trẻ để thúc đẩy việc học hơn nữa trong năm học mới.

4. Chương trình vui hè với âm nhạc, nghệ thuật:
Hầu hết các trường học trong kỳ nghỉ hè đều có các hoạt động này hoặc nếu nhà bạn gần nhà văn hóa thiếu nhi thì bạn cũng có thể đăng ký cho trẻ học những bộ môn đó. Những bộ môn nghệ thuật này sẽ giúp trẻ vui vẻ và thoải mái hơn.
Nếu bé nhà bạn là một đứa trẻ yêu thích ca hát nhảy múa thì đây là cơ hội tốt cho bé phát huy tố chất đó của mình.
Bé sẽ rất vui vẻ hào hứng khi kỳ học kết thúc, được ở nhà và thỉnh thoảng đươc đi chơi với cả nhà. Trên đây là những  cách xây dựng khả năng tư duy tích cực cho trẻ mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với các quý phụ huynh
 (Nguồn: sưu tầm)

2 thg 12, 2015

Xử lí tật xấu cho bé


Khi còn nhỏ, các bé thường rất hiếu động và ích kỉ. Những lúc bé nô nghịch, thì cả thế giới này là của riêng mình bé, vì vậy cần phải có phương pháp xử lí các tật xấu của bé.

1. Không cho ai động vào đồ chơi
đồ chơi của bé

Tình huống: Một em bé hàng xóm sang chơi, chạm vào đồ chơi của bé nhà bạn. Ngay lập tức, bé nhào tới giật lại và giữ đồ chơi khư khư, dù mẹ động viên thế nào cũng nhất định không chia sẻ. Đây là một trong những tật xấu của con mà cha mẹ nhiều khi phải xấu hổ với mọi người vì không bảo ban được bé.
Chia sẻ từ chuyên gia: Trước khi nhà có khách, hãy yêu cầu bé chọn 3-4 đồ chơi đặc biệt mà bé không muốn chơi chung cùng ai. Tiếp đến, bạn có thể gợi ý để bé cất đồ chơi ở nơi kín đáo để những bé khác không thể chạm vào. Đồng thời, giải thích với bé những đồ chơi còn lại có thể chơi chung hoặc đặt tên là “đồ chơi chia sẻ”. Nếu bé vẫn khư khư với những món đồ chơi được gọi là chia sẻ thì bạn cần nhắc bé: “Con đồng ý là chơi chung với bạn Tin thứ này rồi mà. Mẹ rất vui nếu con biết chơi cùng bạn”.

2. Không muốn chia đồ ăn cho ai
tre-khong-chia-do-an

Tình huống: Bạn đưa hai con đi công viên. Bạn yêu cầu bé chia phần đồ ăn cho anh (chị, em) của bé nhưng bé không chịu.

Chia sẻ từ chuyên gia: Với các bé mẫu giáo, chia sẻ là một khái niệm khó vì bé vẫn còn khá ích kỷ. Tuy nhiên, nếu được thực hành thường xuyên thì chia sẻ sẽ là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng ở bé. Trong tình huống trên, bạn có thể động viên: “Con chia cam cho em, mẹ vui lắm. Em bé vui mà con cũng thấy vui nữa”. Bé sẽ hiểu cảm giác vui vẻ khi bé làm gì đó tốt đẹp cho người khác. Ngoài ra, cũng nên nói cho bé biết cảm xúc của người khác để bé hiểu sự đồng cảm.

3. Ăn vạ khi không vừa ý
trẻ ăn vạ

Tình huống: Bạn đưa con đi siêu thị, bé đòi mua kẹo nhưng bạn nói ở nhà vẫn còn nên không mua cho bé. Bé lăn đùng ra sàn nhà ăn vạ.

Chia sẻ từ chuyên gia: Ăn vạ là “đặc trưng” ở bé trước tuổi đi học vì bé chưa đủ khả năng ngôn ngữ để bày tỏ cảm xúc của mình. Bất kỳ khi nào có thể, cha mẹ nên diễn tả bằng lời những cảm xúc phù hợp, chẳng hạn: “Mẹ biết là con đang tức giận vì không được mẹ mua kẹo. Nhưng mẹ đã giải thích rồi, ở nhà còn nhiều kẹo lắm. Mẹ không thể mua tiếp cho con được”. Sau đó, chỉ cho bé các hoạt động khác để bé quên ăn vạ.

4. Lười dọn đồ chơi
trẻ lười dọn đồ chơi

Tình huống: Nhà bạn bao giờ cũng bề bộn vì bé rải đồ chơi khắp nơi. Bạn yêu cầu bé dọn và bé từ chối.

Chia sẻ từ chuyên gia: Hãy khuyến khích bé dọn dẹp ngay sau khi chơi. Nếu bé nằn nì: “Mẹ dọn đi” thì hãy nắm tay bé và đề nghị: “Mẹ con mình cùng dọn nhé”. Sau đó nên khen ngợi khi bé dọn dẹp sạch sẽ.

5. Không muốn về
Tình huống: Bạn đưa bé sang nhà người thân chơi. Vì bé mải chơi nên không muốn về, dù bị mẹ giục.
Chia sẻ từ chuyên gia: Đột nhiên phải đứng dậy đi về làm bé khó thích ứng. Tốt nhất bạn nên cho bé lời cảnh báo: “5 phút nữa là về con nhé’. Cho dù bé chưa hiểu rõ khái niệm thời gian nhưng nhắc nhở trước khiến bé dễ dàng chuyển sang một hoạt động khác hơn.

Nếu sau 5 phút mà bé vẫn “cứng đầu”, bạn có thể nghiêm túc hỏi bé: “Con tự đứng lên về cùng mẹ hay để mẹ về một mình? Hết 5 phút lâu rồi”.

Nguồn: Sưu tầm